≡ 7 nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng nhất Việt Nam 》 Her Beauty

7 nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng nhất Việt Nam

Advertisements

Họ là những phụ nữ tài giỏi, bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm và đã thành công trong sự nghiệp của mình. Hãy cùng tìm hiểu về những nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng nhất Việt Nam này nhé!

  1. Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet Air

Là một trong hai tỷ phú USD ở Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, sinh năm 1970, CEO Vietjet Air và Phó chủ tịch thường trực HD Bank là một trong những nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng nhất Việt Nam. Năm 2019, bà cũng được Forbes bình chọn là một trong số 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Với khối tài sản khổng lồ lên tới 22.489 tỷ đồng tính đến hết ngày 18/9/2020, bà Nguyễn Thị Phương Thảo là người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam.

  1. Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty Vĩnh Hoàn

Bà Trương Thị Lệ Khanh là người sáng lập công ty Vĩnh Hoàn vào năm 1997. Dưới sự lãnh đạo của bà, công ty Vĩnh Hoàn ngày càng lớn mạnh với nhiều lĩnh vực kinh doanh như thủy sản, gạo, chiết xuất collagen. Đến năm 2019, tổng tài sản của công ty Vĩnh Hoàn đạt 6.612 tỷ đồng với doanh thu đạt hơn 7.895 tỷ đồng. Trên sàn chứng khoán Việt Nam, tổng giá trị tài sản của bà Trương Thị Lệ Khanh đạt 3.265 tỷ đồng, xếp thứ 17 trong danh sách 200 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Bà được Forbes vinh danh là một trong những phụ nữ quyền lực nhất Châu Á năm 2020.

  1. Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên được bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc Vinamilk khi mới 31 tuổi. Với tài năng của mình, bà đã lãnh đạo Vinamilk thực hiện thành công việc cổ phần hóa. Bà xây dựng chiến lược phát triển cho Vinamilk thông qua việc kết hợp đầu tư phát triển công nghệ tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, và áp dụng những tiêu chuẩn vận hành và quản lý chất lượng quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của bà, danh mục sản phẩm của Vinamilk ngày càng đa dạng, trong đó có các sản phẩm Organic, hướng tới sự phát triển bền vững và đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng. Năm 2019, tổng tài sản của Vinamilk đạt 44.699,9 tỷ đồng với tổng doanh thu đạt 56.400 tỷ đồng. Trên sàn chứng khoán Việt Nam, bà Mai Kiều Liên có tổng giá trị tài sản đat 664 tỷ đồng, xếp thứ 99.

  1. Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn BRG

Bà Nguyễn Thị Nga, sinh năm 1955, là một trong những doanh nhân giàu kinh nghiệm và nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh. Bà từng giữ chức Chủ tịch SeABank, ngân hàng có vốn ngoại chiếm 20% và tổng giá trị tài sản lên tới 3,6 tỷ USD.

Loading...

Hiện tại, bà là Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc tập đoàn BRG, tập đoàn sở hữu nhiều bất động sản giá trị như khách sạn Hilton Hanoi Opera, sân Golf quốc tế Đảo Vua (Sơn Tây), khu nghỉ dưỡng ven biển và sân Golf Quốc tế Đồ Sơn, khách sạn Hilton Vineyard Inn,  khu vui chơi và sân Golf quốc tê Legend Hill (Sóc Sơn). Ngoài ra, bà cũng là chủ tịch của Intimex Việt Nam từ năm 2009.

Với những thành công trong lĩnh vực kinh doanh, bà đã được Forbes bình chọn là một trong những phụ nữ quyền lực nhất Châu Á và nhiều lần xuất hiện trong danh sách những phụ nữ quyền lực nhất Việt Nam.

  1. Thái Hương, Tổng giám đốc BacABank

Bà Thái Hương từng được biết đến với vai trò Chủ tịch HĐQT tập đoàn TH True Milk. Dưới sự lãnh đạo của bà, tập đoàn TH True Milk đã thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường sữa Việt và trở thành một đối thủ đáng gờm với Vinamilk. Năm 2017, bà rời TH True Milk để đảm nhận vị trí Tổng giám đốc của BacABank. Dưới sự lãnh đạo của bà, BacABank có tổng tài sản đạt 107.889 tỷ đồng trong năm 2019, tăng mạnh so với 2018 và 2017. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này đạt 749,5 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với 2018. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm còn  0,68% trong năm 2019 so với  0,76% trong năm 2018. Trên sàn chứng khoán Việt Nam, giá trị tài sản của bà Thái Hương là 405 tỷ đồng, xếp thứ 130 trong số 200 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán.

  1. Trần Thị Lâm, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lâm

Sở hữu hàng ngàn tỷ đồng tại Tập đoàn Hoa Lâm, bà Trần Thị Lâm là một doanh nhân thành công từ khởi nghiệp với hai bàn tay trắng. Tập đoàn Hoa Lâm của bà có tiền thân là công ty Công ty TNHH Thương mại dịch vụ vận tải Nhất Nguyên chuyên kinh doanh xe máy. Sau đó, bà sáng lập ngân hàng VietBank và lấn sân sang đầu tư bất động sản. Ở thời điểm hiện tại, Tập đoàn Hoa Lâm của bà tập trung đầu tư và phát triển khu y tế kĩ thuật cao, bệnh viện quốc tế, và các dự án bất động sản ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh như tòa nhà Vietbank, chung cư Lim Tower 1 và 2, khu dân cư 2-3-4 phường Thạnh Mỹ Lợi (quận 2), v.v. Công ty cũng đầu tư vào khu du lịch làng Chài (Xuyên Mộc – Bà Rịa-Vũng Tàu).

  1. Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT PNJ

Được mệnh danh là người phụ nữ quyền lực nhất ngành kim hoàn Việt Nam, bà Cao Thị Ngọc Dung đảm nhiệm vị trị Chủ tịch HĐQT PNJ hơn 10 năm. Dưới sự lãnh đạo của bà, tổng tài sản của PNJ đạt 7.960 tỷ đồng vào năm 2019 với tổng doanh thu đạt 15.097, 9 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của PNJ đạt hơn 1.158 tỷ đổng. Hiện tại, PNJ vượt xa các đối thủ trong nước về hệ thống phân phối và kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp này cũng xuất khẩu trang sức sang 13 quốc gia. Bản thân bà Cao Thị Ngọc Dung đã từng được công nhận là một trong những phụ nữ quyền lực nhất Châu Á bởi tạp chí Forbes.

Advertisements