≡ 5 bộ đầm lưu danh sử sách 》 Her Beauty

5 bộ đầm lưu danh sử sách

Advertisements

Từ trước đến nay, có rất nhiều bài viết về những bộ phục trang trong phim điện ảnh và có nhiều trường hợp các nhà thiết kế phục trang cố gắng tạo lại những trang phục đặc trưng cho một thời đại trong quá khứ. Nhưng dù cho trang phục đó có đẹp và hợp với giai đoạn lịch sử đó như thế nào thì khi nghiên cứu sâu hơn, bạn vẫn sẽ nhận ra nó không hoàn toàn đúng với lịch sử đâu. Vì thế, thay vì nói về trang phục trong phim điện ảnh, chúng tôi sẽ nói cho bạn nghe về vài bộ đầm thật sự tuyệt vời. Chúng được may cho tầng lớp giàu có và chỉ được mặc trong những dịp đặc biệt mà thôi. Nhiều bộ vẫn đang được lưu giữ tại các viện bảo tàng và được xem là những tác phẩm nghệ thuật.

1. Chiếc đầm công

Chiếc đầm này được may cho Mary Curzon, nam tước phu nhân của Kedleston để mặc trong lễ đăng quang của vua Edward VII và nữ hoàng Alexandra. Nó được thiết kế bởi Jean-Philippe Worth và dành riêng cho nam tước phu nhân Curzon. Trang phục này được may từ vải voan, sau đó được tô điểm bằng chỉ vàng và chỉ bạc. Lưu ý là chỉ vàng có nghĩa là sợi chỉ bằng vàng đấy nhé, không chỉ là một sợi chỉ màu vàng đâu. Sau đó nó được gửi tới Pa-ri, Pháp và được cách điệu thành một chiếc váy hai mảnh bao gồm áo lót và váy. Một tà váy dài với những bông hồng bằng vải voan kết ở phía đuôi cũng được gắn thêm vào tại Pa-ri luôn. Sau đó, bộ trang phục được gửi lại Ấn Độ. Hiệu ứng tổng thể rất ấn tượng. Các sợi chỉ vàng và bạc được khâu bằng tay tạo thành hình giống như là lông chim công và những “đôi mắt” màu xanh lá cây trên những chiếc lông đó trông giống như đá quý nhưng thật sự là được tạo thành từ cánh của bọ cánh cứng. Bộ trang phục này hiện đang được lưu giữ trong viện bảo tàng, được đặt trong một hộp kính để giúp theo dõi nhiệt độ và độ ẩm xung quanh để nó không bị hư hỏng. Vì kim loại trong chiếc đầm khiến nó không chỉ nặng (4,5 kg) mà còn khiến nó rất dễ bị hư hại nữa.

2. Bộ đầm của Sisi

Chiếc đầm tuyệt đẹp này được may cho Hoàng hậu Elisabeth của nước Áo, người có biệt danh là Sisi. Nó được may bởi Charles Frederick Worth. Nếu bạn nhìn kỹ, bạn sẽ nhận thấy rằng nó trông cực kỳ giống, có thể nói nó gần như là bản sao của bộ đầm mà Emmy Rossum đã mặc trong Bóng ma ở nhà hát Opera. Bạn có thể chiêm ngưỡng chiếc đầm này trong một bảo tàng ở Vienna. Họ có một khu triển lãm mọi thứ về Sisi’s Corfu Couture. Nó có tên như vậy là vì Sisi sở hữu một cung điện ở Corfu -một hòn đảo của Hy Lạp- và cô ấy thích mặc những bộ trang phục đẹp và đặc sắc.

Loading...

3. Đầm Marie Antoinette

Marie Antoinette là một tín đồ thời trang. Phong cách thời trang của cô cuốn hút đến nỗi bất cứ điều gì cô cho là thời trang đều có khả năng tạo ra hoặc phá vỡ xu hướng thời trang và ảnh hưởng đến ngành công nghiệp thời trang không chỉ ở Pháp mà còn ở khắp châu Âu. Nhiều bộ trang phục đẹp và cầu kỳ của cô, ví dụ như là những chiếc đầm với phần váy rộng, thì từ lâu đã được bất tử trong những bức tranh vẽ. Nhưng những chiếc đầm cotton đơn giản của cô, thường được biết đến với cái tên là “chemise a la reine”, lại là thứ làm xôn xao nhiều nhất bởi vì nó không chỉ trông giống với đồ lót thời bấy giờ mà nó cũng được làm từ cotton nữa. Rất nhiều sự kiện đã diễn ra liên tục sau đó, để rồi cuối cùng dẫn đến một sự bùng nổ trong việc sử dụng nô lệ để sản xuất đủ lượng cotton cho xu hướng thời trang này.

4. Bộ đầm đăng quang của Maria Alexandrovna

Maria Alexandrovna, còn được biết đến như là Maria của Hasse là vợ của hoàng đế Nga Alexander II. Bộ đầm này được sản xuất tại St. Petersburg và đặc biệt dành riêng cho lễ đăng quang. Maria đã 32 tuổi vào thời điểm diễn ra sự kiện này và đã kết hôn với Alexander II được 16 năm. Chiếc đầm được tạo ra bằng cách phối hợp các phong cách thời trang lúc bấy giờ, là đầm Âu phối với những yếu tố mang phong cách nước Nga để phù hợp với lễ đăng quang. Chiếc đầm được trang trí bằng cách thêu chỉ bạc và nó đã được lưu giữ trong điện Kremlin nhiều năm qua và được xem là một tác phẩm nghệ thuật. Nhưng nó không chỉ đủ gây ấn tượng để được lưu giữ trong bảo tàng không thôi mà nó còn truyền cảm hứng cho những bức màn cửa tại nhà hát Mariinsky ở St.Peterburg, và nơi này cũng được đặt theo tên của Hoàng hậu.

5. Đầm đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II

Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị là một quý cô rất sành điệu. Hiện tại bạn vẫn có thể thấy được điều đó khi trang phục bà mặc được phối màu phù hợp cho tất cả các dịp đặc biệt và nghi lễ mà bà tham dự. Nhưng chiếc đầm đăng quang của bà ấy chắc chắn là một trong những chiếc đầm ấn tượng nhất mà bà từng mặc. Nó được thiết kế bởi Norman Hartnell và phải mất đến 8 tháng làm việc cật lực để hoàn thành nó. Cần rất nhiều chất xám và nỗ lực để tạo ra nó đấy. Nữ hoàng muốn chiếc đầm của mình được làm bằng satin, giống như váy cưới của bà vậy. Nó cũng có những yếu tố tượng trưng được khảm lên biểu thị cho tất cả các quốc gia của Vương quốc Anh và các quốc gia của Khối thịnh vượng chung. Vì vậy, nó có hoa hồng Anh, một nhánh cỏ ba lá Ailen, cây kế Scotland, tỏi tây xứ Wales, một chiếc lá phong cho Canada, một cây keo cho Úc,… Nữ hoàng thực ra đã mặc nó một vài lần sau khi đăng quang, bà mặc trong những dịp khánh thành các nghị viện ở Úc, New Zealand, Canada và Ceylon.

Advertisements