≡ Ăn chuối vào buổi sáng có phải là thói quen lành mạnh như bạn nghĩ? 》 Her Beauty

Ăn chuối vào buổi sáng có phải là thói quen lành mạnh như bạn nghĩ?

Advertisements

Lợi ích của chuối

Chuối được xem là một loại siêu trái cây bởi loại quả này rất giàu dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất. Một quả chuối cỡ trung bình có chứa khoảng 422mg kali, một trong những khoáng chất cần thiết cho các chức năng của cơ thể như cân bằng độ pH, tăng cường sức khỏe cho cơ tim, ổn định huyết áp và hỗ trợ chức năng tiêu hóa, tiết niệu. Lượng kali trong chuối cũng đảm bảo lượng điện giải cần thiết cho chức năng cơ bắp. Vì vậy, loại quả này đã trở thành món ăn nhẹ phổ biến trước khi mỗi cá nhân bắt đầu các bài tập luyện.

Ngoài ra, một quả chuối có thể cung cấp khoảng 3g chất xơ, trong khi tiêu chuẩn vàng cho mỗi bữa ăn là 6g. Hàm lượng chất xơ hòa tan và sự có mặt của một loại chất xơ khác là prebiotic trong chuối đặc biệt hữu ích trong việc hỗ trợ vi khuẩn có lợi trong ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu sau bữa ăn. Chuối cũng là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, hỗ trợ chức năng miễn dịch. Trong khi đó, lượng vitamin B6 trong loại quả này giúp thúc đẩy sức khỏe não bộ và trao đổi chất. 

Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khoẻ, nhưng theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, ăn chuối khi bụng đói lại có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường đối với cơ thể. 

Rối loạn đường huyết

Trung bình, mỗi quả chuối chín có chứa đến 15g đường – tương đương 25% trọng lượng của nó. Khi bụng đói, bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều chuối hơn thông thường. Do vậy, nếu dung nạp lượng lớn đường khi bụng đói có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột, gây hại cho bệnh nhân tiểu đường. Hơn nữa, nhiều người cảm thấy nguồn năng lượng được tăng cường tức thì ngay sau khi ăn chuối nhưng thực tế, chỉ sau vài giờ, lượng đường trong máu giảm đột ngột khiến cơ thể gặp tình trạng mệt mỏi, uể oải và thậm chí kiệt sức. 

Gây áp lực cho tim mạch

Trong chuối có nhiều magiê và kali. Những chất này khi được dung nạp lúc bụng đói sẽ được cơ thể hấp thụ nhanh hơn, từ đó có thể dẫn đến tình trạng phá vỡ cân bằng giữa kali, magiê và canxi trong máu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, việc rối loạn đường huyết đột ngột khi ăn nhiều chuối lúc đói cũng có thể làm tăng áp lực lên mạch máu và ảnh hưởng lên tim mạch.

Loading...

Đau dạ dày

Chuối chứa hàm lượng cao pectin, là một loại chất xơ có thể liên kết với axit dạ dày và có thể làm gián đoạn chức năng của dạ dày khi được dung nạp vào đầu ngày mới, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Một số tình trạng thường gặp khi ăn chuối lúc bụng đói vào buổi sáng là đau dạ dày, buồn nôn, đầy hơi và chướng bụng. 

Tăng cân

Nhiều chị em đưa chuối vào thực đơn ăn sáng, đặc biệt là khi bụng đói, với mục đích giảm cân. Tuy nhiên, do mỗi quả chuối có chứa đến 25-30g carbohydrate và 90-105 calo nên nếu bạn tiêu thụ nhiều chuối vào thực đơn ăn sáng mỗi ngày, bạn có thể sẽ đối mặt với tình trạng tăng cân ngoài mong đợi. 

Nên ăn chuối thế nào là lành mạnh nhất?

Bạn vẫn có thể ăn chuối vào lúc đói, nhưng cần kết hợp với các loại thực phẩm có chất béo lành mạnh, protein hoặc chất xơ khác để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, giảm lượng đường do tiêu thụ quá nhiều chuối đồng thời điều chỉnh tác dụng phụ của loại quả này và giúp việc giải phóng năng lượng được ổn định hơn. 

Ví dụ, bạn có thể kết hợp chuối với bơ đậu phộng và bánh mì nướng ngũ cốc nguyên hạt hoặc yến mạch để có một bữa ăn nhẹ cân bằng, vừa giúp no lâu, vừa có thể giúp ổn định lượng đường trong máu do giảm lượng chuối tiêu thụ và lượng đường tương ứng. Bạn cũng có thể kết hợp chuối với bơ hạt hoặc cà phê trong món sinh tố để có một món ăn nhẹ nhàng nhưng vẫn giàu protein. Nếu bạn thường xuyên hoạt động thể chất cường độ cao, việc kết hợp một quả chuối với trứng luộc, ức gà luộc và các loại salad cũng là một lựa chọn dinh dưỡng cân bằng. 

Advertisements