≡ Những ranh giới không nên “động chạm”, dù bạn và người ấy đang sâu đậm đến mức nào 》 Her Beauty

Những ranh giới không nên “động chạm”, dù bạn và người ấy đang sâu đậm đến mức nào

Advertisements

 Dù tình cảm của hai bạn sâu đậm đến mức nào, vẫn luôn có những giới hạn mà cả hai đều không nên chạm tới. 

Sự tự do 

Tình yêu luôn gắn liền với sự quan tâm, chăm sóc nhưng giới hạn giữa “quan tâm” và “kiểm soát” hầu như rất mong manh. Việc quan tâm thái quá đến mọi hoạt động, hành vi, sở thích của “nửa kia” sẽ khiến họ cảm thấy ngột ngạt, bức bối trong mối quan hệ của mình. 

Do vậy, hãy xem quyền tự do cá nhân là ranh giới hàng đầu mà bạn không nên vượt qua trong một tình yêu nghiêm túc. Khi yêu, dù mới chỉ bắt đầu hay đã “dính như sam”, kể cả bạn hay “người ấy” đều có quyền tận hưởng không gian, thời gian riêng tư của bản thân. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn sẽ “bỏ rơi” hay hờ hững với nửa kia, mà là tôn trọng quyền tự do của đối phương ở mức giới hạn. 

Sự tự ti 

Với bạn, dù những câu cửa miệng có vẻ đơn giản như “Anh mập quá”, “Em lười quá”, “Gu thẩm mĩ kém quá” được bạn thốt lên như một lời trêu đùa vui vẻ, nhưng “người ấy” sẽ nhận về cảm giác xấu hổ, tự ti. Không chỉ là chất xúc tác xấu cho mối quan hệ của cả hai, những trò đùa nhỏ nhặt này còn khiến đối phương nghĩ rằng bạn không tin tưởng, tôn trọng và quan tâm đến cảm xúc của “nửa kia”. 

Một mối quan hệ tốt đẹp sẽ giúp cả hai cùng phát triển, thăng hoa và khiến bạn cảm thấy thoải mái chứ không phải sẽ khiến bạn bị thất vọng, tổn thương. Nếu bạn đang có hành vi khiến “nửa kia” thất vọng và không thôi đặt câu hỏi về giá trị bản thân của họ, đó là lúc bạn đã động chạm vào sự tự ti của đối phương và cũng là lúc mối quan hệ của cả hai đang trên bờ vực thẳm. 

Cá tính 

Trước khi bắt đầu một mối quan hệ, hẳn bạn và “người ấy” đều tìm hiểu và suy xét về cá tính riêng của cả hai. Do đó, cá tính của “người ấy” chính là ranh giới tiếp theo mà bạn không được phá vỡ khi tiến sâu vào một mối quan hệ. 

Loading...

Bạn không thể gạt bỏ cá tính của mình sang một bên hoặc thay đổi nó để trở thành một con người hoàn toàn mới khi bước vào một mối quan hệ. Ngược lại, bạn cũng không thể yêu cầu “nửa kia” thay đổi mọi thứ thuận theo ý mình. Thay vào đó, bạn và người yêu của mình nên học cách thỏa hiệp với tính cách của nhau, thống nhất không bên nào được ép đối phương thay đổi theo ý muốn của mình. Đồng thời, hãy học cách khám phá những tính cách độc đáo và mới lạ của đối phương, biết đâu bạn sẽ yêu quý những tính cách mà bạn không có đấy!

Đức tin 

Đối với nhiều người, đức tin hay tôn giáo có ý nghĩa tinh thần vô cùng to lớn, có tác động tích cực đến việc giữ vững phương hướng và giá trị cuộc sống của họ. Khi bước vào một mối quan hệ nghiêm túc, niềm tin tâm linh của người yêu chính là một trong những ranh giới bạn không được chạm vào. 

Dù cho “nửa kia” và bạn có cùng đạo hạnh, đức tin hay không, hãy học cách tôn trọng lối sống và suy nghĩ về giá trị tâm linh của người ấy, miễn là điều đó không đi ngược với giá trị đạo đức hay pháp luật. Tôn trọng đức tin của nhau sẽ khiến hai bạn tìm thấy năng lượng tích cực từ nhau, từ đó mang đến sự an yên, hài lòng với giá trị tình cảm của cả hai. 

Các mối quan hệ 

Ghen tị, lo lắng khi “nửa kia” dành nhiều thời gian, sự quan tâm cho người khác là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, điều này không nên trở thành cái cớ để bạn vượt qua ranh giới của sự tin tưởng. 

Một mối quan hệ lành mạnh đòi hỏi sự thấu hiểu, tin tưởng lẫn nhau từ cả hai phía. Nếu bạn và “người ấy” chưa đủ niềm tin ở nhau, bạn sẽ nghi ngờ tất cả mọi mối quan hệ xung quanh người ấy, bao gồm cả quan hệ với người yêu cũ, bạn thân khác giới hay thậm chí là bạn thân cùng giới. Nếu bạn liên tục phàn nàn về mối quan hệ của “nửa kia” với những người khác, đó có thể là khởi điểm cho những xung đột không hồi kết và là ngòi lửa thiêu đốt mối quan hệ của cả hai. 

Advertisements