≡ Trầm cảm là gì và cách điều trị 》 Her Beauty

Trầm cảm là gì và cách điều trị

Advertisements

Trầm cảm là một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần mà hàng triệu người trên thế giới đang mắc phải. Theo ước tính, cứ ba người thì có ít nhất một người đã từng bị trầm cảm. Cho dù là trầm cảm bệnh lý, hay trầm cảm gây ra do thay đổi thời tiết hoặc do trải qua một quãng thời gian khó khăn trong cuộc sống, thì chúng đều có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Thứ quan trọng nhất mà bạn không nên làm chính là phớt lờ nó đi. Sau đây là các lời khuyên giúp đẩy lùi những cơn trầm cảm.

Vậy, chính xác trầm cảm là gì và làm sao để biết được bạn có đang bị trầm cảm hay không? Khi bị trầm cảm, bạn sẽ cảm thấy hết sức chán nản, buồn bã tột độ và cảm giác đó không từ từ tan biến đi như bình thường được. Bạn có thể đã bị trầm cảm nếu như cảm thấy mất hứng thú với những điều mà trước đây bạn cảm thấy vô cùng thích thú, thường xuyên thấy buồn vô cớ hoặc không có cảm xúc cũng như không hứng thú với bất kỳ điều gì.

Triệu chứng về thể chất có thể bao gồm kiệt sức, mất ngủ, mất hứng thú với các mối quan hệ và mất đi cảm giác ngon miệng cũng như là bị sụt cân.

Không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra trầm cảm, mặc dù yếu tố di truyền đóng một vai trò nhất định và căn bệnh này có thể truyền từ đời này qua đời khác cũng giống như các chứng rối loạn tâm lý khác. Các biến cố trong cuộc sống như sự qua đời của một người thân yêu, chia tay người yêu hoặc có chuyện buồn, khó khăn tài chính hay nỗi chán nản khi về hưu cũng có thể gây ra những vấn đề này. Trầm cảm cũng có thể do thuốc gây ra như là các loại thuốc tránh thai, thuốc điều trị đái tháo đường hoặc một số loại thuốc khác.

Có nhiều phương pháp để điều trị trầm cảm và chúng thường được áp dụng kết hợp. Các phương pháp chủ yếu là Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), thuốc chống trầm cảm, cần sa y tế và nhiều giải pháp đối phó khác.

Các giải pháp này có thể bao gồm cả các bài tập thể dục. Cố gắng đặt ra mục tiêu hoạt động hàng ngày và lập danh sách tất cả các hoạt động mà bạn sẽ thực hiện trong ngày đó. Tăng thời gian cho bất kỳ hoạt động nào khiến bạn cảm thấy hứng thú, ví dụ như tập thể dục có thể làm tăng hoóc-môn endorphin và giúp bạn hứng thú hơn khi thực hiện nó. Tự thưởng cho mình sau khi nỗ lực hoàn thành một hoạt động hoặc một việc gì đó. Giống như một đứa trẻ đang tập đi vậy. Hãy chia nhỏ các việc khó thành các việc nhỏ hơn và thực hiện chúng một cách từ từ, không cần phải vội vã.

Loading...

Hãy thử chăm sóc hoặc là dành thời gian chơi với thú cưng. Ngay cả khi bạn không đủ khả năng để nuôi chúng, thì hãy chơi với thú cưng của một người khác nhé, ví dụ như thú cưng của hàng xóm chẳng hạn. Thú cưng là một giải pháp tuyệt vời giúp giải tỏa nỗi buồn của con người và từ đó giúp bạn cảm thấy ít bị cô lập hơn, vui hơn và có thêm một người đồng hành nhỏ bé trên chặng đường của bạn. Và thú cưng cũng giúp bạn cảm thấy bản thân hữu ích hơn trong cuộc sống này.

Thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng ở những bệnh nhân mắc trầm cảm nặng, nhưng không được khuyến nghị điều trị cho những người bị trầm cảm mức độ nhẹ hoặc trung bình.

Mỗi ngày, hãy cố gắng thực hiện một vài hoạt động sau, là những hoạt động tuyệt vời để giúp đẩy lùi các giai đoạn trầm cảm một cách hữu hiệu. Đó là chơi với thú cưng, ngâm mình trong nước ấm, ghi ra những điều bạn yêu thích về bản thân hoặc xem một bộ phim vui nhộn.

Trong cuộc chiến chống trầm cảm, bạn cũng có thể kết hợp áp dụng thêm việc thay đổi chế độ ăn uống, chẳng hạn như tăng cường vitamin B và axit béo omega-3, giảm lượng tinh bột và đường có trong các thực phẩm chế biến sẵn, và không được bỏ bữa.

Quan trọng nhất trong tất cả những điều này là có một mạng lưới hỗ trợ từ những người thân yêu, họ có thể là bạn bè, gia đình hoặc là một nhóm người hỗ trợ (trực tuyến hoặc gặp mặt trực tiếp đều được).

Khi bạn chán nản, thì ý nghĩ tự tử hoặc ý muốn tự làm tổn thương bản thân có thể xuất hiện trong đầu bạn. Vì thế, hãy luôn tìm cách trò chuyện với những người bạn yêu thương, người mà bạn luôn tin tưởng như là những người thân trong gia đình hoặc gọi vào đường dây nóng hỗ trợ sức khỏe của địa phương nếu như bạn có bất kỳ dấu hiệu trầm cảm nào. Hãy nhớ rằng, trầm cảm không bao giờ là một dấu hiệu của sự yếu đuối. Nó là một căn bệnh phổ biến và hiện có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả, dù rằng tỷ lệ tái phát bệnh cao.

Advertisements